
Hướng dẫn lập Sổ đăng ký cổ đông theo Luật Doanh nghiệp 2020
Đối với công ty cổ phần, từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì công ty phải lập và lưu giữ Sổ đăng ký cổ đông.
Sổ đăng ký cổ đông có thể là văn bản giấy hoặc tập dữ liệu điện tử mà trong đó ghi nhận đầy đủ thông tin về sở hữu cổ phần của các cổ đông trong công ty.
Các cổ đông trong công ty có quyền kiểm tra, tra cứu, trích lục, sao chép tên và địa chỉ liên lạc của cổ đông công ty trong Sổ đăng ký cổ đông.
Không lập sổ đăng ký cổ đông có thể bị xử phạt đến 50 triệu đồng
Việc không lập sổ đăng ký cổ đông phát hành cổ phiếu có thể bị xử phạt hành chính từ 30 triệu đến 50 triệu đồng (theo Khoản 2, Điều 52 Nghị định 122/2021/NĐ-CP). Đồng thời, còn bị áp dụng biện pháp khắc phục buộc lập sổ đăng ký cổ đông theo quy định.
Mẫu sổ đăng ký cổ đông theo
Hiện nay, chưa có văn bản quy định về mẫu sổ đăng ký cổ đông. Tuy nhiên, theo Điều 122 Luật Doanh nghiệp 2020 thì Sổ đăng ký cổ đông phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên, địa chỉ trụ sở chính của công ty;
- Tổng số cổ phần được quyền chào bán, loại cổ phần được quyền chào bán và số cổ phần được quyền chào bán của từng loại;
- Tổng số cổ phần đã bán của từng loại và giá trị vốn cổ phần đã góp;
- d) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức;
- Số lượng cổ phần từng loại của mỗi cổ đông, ngày đăng ký cổ phần
Dữ liệu Pháp luật xin cung cấp cho quý đọc giả mẫu sổ đăng ký cổ đông do Dữ liệu Pháp luật soạn thảo dựa trên các quy định hiện hành. Qúy đọc giả có thể tham khảo tại đây.
Mỹ Linh
Dữ liệu Pháp luật – Nơi cung cấp thông tin tư liệu Pháp luật Việt Nam & Thế giới
Hotline: 0929 193 573
Email: Dulieuphapluat@gmail.com
Website: Dulieuphapluat.com